Đề thi vào lớp 10 môn toán làm bài trong 120 phút theo hình thức tự luận. Trước khi làm bài thí sinh cần đọc và nắm khái quát đề thi gồm bao nhiêu câu, mấy mặt giấy, các chữ có rõ ràng đầy đủ hay không
Đề Toán phân chia thành 3 phần chính, điểm số theo mức độ dễ đến khó. Trong đó, những bài cơ bản chiếm khoảng 50%.
Phần Đại số:
Vẽ đổ thị: hệ trục tọa độ đầy đủ mũi tên, giá trị trên trục số bằng nhau, các giá trị đặc biệt trên (P) và (d) phải lưu ý cần có giá trị nguyên và đủ nhỏ (nên nhỏ hơn 10).
Học sinhnên giải phương trình hoành độ giao điểm trước rồi hãy vẽ đồ thị, để ta xác định được tọa độ giao điểm của (P) & (d) và vẽ đồ thị chính xác
Bài tập liên quan đến Định lý Vi-ét cần lưu ý phương trình bậc 2 phải có nghiệm, cẩn thận xác định các hệ số a,b,c của phương trình bậc 2 và áp dụng đúng công thức của định lý Vi-ét
Phần Toán thực tế:
Các dạng toán đọc hiểu và áp dụng đúng công thức, đúng đơn vị, đúng đại lượng mà đề bài cho và cần tìm
Ở bài số 3 với T là chiều cao, nhưng để dùng đúng công thức, học sinh phải đổi về đơn vị là (cm), chứ không phải là (m) như đơn vị chuẩn hay đơn vị mà đề bài cung cấp
Dạng bài tập dựa vào đồ thị đòi hỏi học sinh phải biết đọc đồ thị, trục Ox, Oy tương đương với đại lượng nào, từ đó xác định được 2 cặp giá trị (x;y) để lập hệ phương trình từ đó xác định được hệ số a, b. Lập được công thức ở câu a, ta sẽ dễ dàng làm câu b
tương đương với trục tung Oy là đại lượng P đơn vị (W), trục Ox là đại lượng t đơn vị (s), đọc đồ thị ta được 2 tọa độ ( 75 ; 110 ) và ( 180 ; 145 ), thế vào công thức ta sẽ lập được hệ phương trình để tính được hệ số a,b
Học sinh vận dụng được các công thức về tỷ số lượng giác, talet, đồng dạng, diện tích, thể các hình đa giác và hình khối
Bài số 6 học cần nắm được mặt cắt của chiếc ly là hình tam giác cân, biết đổi thể tích từ sang lít
Các dạng bài toán thực tế lập phương trình học sinh cần lưu ý:
Các ẩn số được gọi cho đại lượng, trường hợp, đơn vị, điều kiện nàoCác công thức, mối quan hệ giữa các đại lượng phải được hiểu đúng và đủ
Cuối bài học sinh phải kết luận để trả lời đúng câu hỏi của đề bài với đầy đủ số liệu và đơn vị (đối với đáp số lẻ, phải nhớ làm tròn đúng theo yêu cầu đề bài)
Bài số 4 là dạng Toán tìm tổng số tiền phải trả biết giá của mỗi đơn vị sản phẩm là giá bậc thang, để làm tốt dạng toán này học sinh phải đọc kỹ quy định giá sản phẩm và biết số lượng sản phẩm nào thuộc mức giá nào. Từ bông hồng thứ 1-10 giá 15.000đ, bông thứ 11-20 giá 13.500đ, giá 21 trở đi giá 10.800đ
Ở bài số 7 học sinh đặt x,y lần lượt là số lít sữa của thùng 1,2 (đơn vị lít, điều kiện x,y>0). Mối quan hệ giữa 2 thùng sữa sẽ giúp học sinh thiết lập được phương trình, bước này là quan trọng nhất, đòi hỏi học sinh phải phân tích đầy đủ dữ liệu. Khi thùng 2 đổ sữa vào thùng 1, học sinh biết lấy x + cho lượng sữa đổ vào, tuy nhiên lại quên lấy y – cho lượng sữa lấy ra
Phần Hình học
Bài hình học, thông thường sẽ có 3 câu. Câu a, câu b trong bài hình học thường dễ lấy điểm, cần làm chắc để có điểm. Học sinh cần vẽ hình đúng, đủ dữ kiện, ký hiệu đầy đủ và dùng bút đúng quy định (chỉ được dùng bút chì để vẽ đường tròn, còn lại phải dùng bút bi trùng màu mực với chữ viết)
Ở câu a học sinh cần nắm vững cách chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn (tam giác nội tiếp, tứ giác nội tiếp)
Từ kết quả của a và mối quan hệ số đo giữa các loại góc, các cung trong đường tròn, và các biểu thức liên quan đến phương tích và tỷ số đồng dạng là dữ liệu quan trọng để học sinh chứng minh được các yêu của của câu b
Khi chứng minh hay nêu ra một vấn đề nào đó, học sinh phải có lập luận, giải thích.
Riêng câu c thường là câu khó, hoặc rất khó, đòi hỏi nhiều kỹ năng làm bài, vì vậy học sinh nên làm cuối cùng khi đã chắc chắn các bài trên đã hoàn tất.
Đề thi và đáp án chính thức môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Sở giáo dục TPHCM