1. Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
a) Cấu trúc của một đoạn văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
– Yêu cầu nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng sai, lợi hại; chỉ ra các nguyên nhân và bày tỏ thái độ ,ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó
– Yêu cầu về hình thức: Lưu ý hình thức của đoạn văn (gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) và dung lượng theo yêu cầu (khoảng 200chữ)
– Hình thức đoạn văn và yêu cầu dung lượng ngắn dẫn đến cách triển khai nội dung nên tinh gọn, súc tích, tiêu biểu
b) Các dạng nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống mang tính tích cực:
Ví dụ: Thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, vận động giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai hoạn nạn, gương người tốt việc tốt…
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống mang tính tiêu cực
Ví dụ: hiện tượng quay cóp trong thi cử, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tội phạm vị thành niên, tội ác ma túy, bạo hành gia đình, tiêu cực trong thi cử…
– Nghị luận về một hiện tượng đời sống kết hợp hai mặt tích cực và tiêu cực,
Ví dụ: Hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng, hoạt động tình nguyện với hai mặt tích cực, tiêu cực
c) Những vấn đề về đời sống xã hội cần quan tâm:
– Những đề tài liên quan đến đối tượng học sinh và phạm vi nhà trường
– Đề tài liên quan đến đời sống xã hội nói chung và phạm vi ngoài nhà trường
2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
a) Cấu trúc của một đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
b) Các dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí
– Dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo đức mang tính tích cực
Ví dụ: như lòng vị tha, lòng khoan dung, lối sống giản dị, lòng trắc ẩn, ý chí nghị lực, lòng yêu nước
– Dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo đức mang tính tiêu cực
Ví dụ như nghị luận về một thói đố kỵ, sự phản bội, thói vô cảm, nói dối trá, lối sống vị kỷ, thói lười biếng…
– Lưu ý đề thi thường yêu cầu bàn luận tư tưởng đạo lí thông qua một nhận định, một câu thơ, một đoạn văn, một câu tục ngữ, ca dao, một câu hát, một câu chuyện đạo đức…
c) Các chủ đề chính cần quan tâm:
– Học tập và đạo đức học đường như ý chí nghị lực, niềm tin của học sinh, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, lối sống ích kỷ, thói gian lận.
– Lối sống: lối sống giản dị, lối sống lười biếng, lối sống ích kỷ, sống đẹp…
– Phẩm chất đạo đức: ý chí, nghị lực, niềm tin, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, thói vô cảm, sự hi sinh, lòng tốt…
Thực hành
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự chân thành trong cuộc sống
Gợi ý:
*Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự chân thành trong cuộc sống
* Thân bài:
– Giải thích: Chân thành là sự chân thực, thành thật xuất phát từ đáy lòng.
– Bàn luận: Khẳng định sự chân thành mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống :
+ Sự chân thành đem tới cuộc đời sống tinh thần nhẹ nhàng, thanh thản, chan chứa yêu thương, giúp ta tránh xa những lừa lọ,c bon chen.
+ Sự chân thành giúp chúng ta được mọi người yêu quý, tin tưởng, tạo dựng được uy tín cá nhân, có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp
+ Sự chân thành giúp chúng ta dễ dàng vượt qua khó khăn, tìm kiếm được cơ hội vươn tới thành công.
+ Sự chân thành lan tỏa cách ứng xử, lối sống tốt đẹp đến những người xung quanh; góp phần tạo dựng cộng đồng văn minh, nhân ái
+ Nếu thiếu vắng sự chân thành cuộc sống trở nên nặng nề bởi những dối lừa, Nghi kỵ, tình người nhạt phai…
+ Phê phán kẻ thủ đoạn, gian dối, tư lợi cá nhân; ngợi ca người sống thẳng thắnm thật thà …
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: đối đãi với sự vật, sự việc, con người bằng sự chân thành
* Kết bài: Sự chân thành sẽ tạo ra một thế giới minh bạch, văn minh.