Kiến thức ngữ pháp trong đề thi tiếng Anh 9 lên 10 theo xu hướng ra đề những năm gần đây thường không đánh đố học sinh, chủ yếu tập trung vào khả năng vận dụng những lí thuyết cơ bản đã học trong những năm cấp 2.
Đối với phần ngữ pháp, các bạn học sinh đừng áp dụng phương pháp học thuộc lòng một cách máy móc. Thay vào đó, nên hệ thống các cấu trúc ngữ pháp thành các dạng sơ đồ tư duy (hoặc sơ đồ nào đó phù hợp nhất với cách học của bản thân) để thuận tiện trong quá trình ghi nhớ. Trong quá trình hệ thống kiến thức nên đặt ví dụ minh họa cho từng cấu trúc ngữ pháp để quá trình ôn tập đạt kết quả tốt hơn
Ngữ pháp liên quan đến các lớp dưới như lớp 7 và 8, học sinh ôn tập và xâu chuỗi kiến thức, từ đó kết hợp ví dụ và bài tập áp dụng vững và sử dụng “thật mượt” trong phần thi viết lại câu không thay đổi nghĩa (Rewrite) và cả trong phần trắc nghiệm Multiple Choice. Trong sơ đồ tư duy, học sinh tập trung vào các kiến thức ngữ pháp quan trọng sau đây:
– Thì (Tenses): bao gồm các thì từ lớp 6-9 và đặc biệt nhất là 2 thì Quá Khứ Đơn và Hiện Tại Hoàn Thành. Hai thì cơ bản này, các em phải nắm được cách dùng cơ bản và phải sử dụng thuần thục trong phần viết chuyển đổi câu không thay đổi nghĩa.
– Các dạng thức của động từ: V_ing, Vo, to Vo
– Các cấp so sánh và bài tập viết câu thuộc loại này.
– Các loại câu: Tường thuật (reported speech), Bị động (Passive Voice), Điều Kiện (If) ,Ao Ước (wish).
– Mệnh đề: Mệnh đề nguyên nhân – kết quả, Mệnh đề chỉ mục đích, Mệnh đề chỉ sự tương phản/nhượng bộ, Mệnh đề quan hệ.
– Ngoài ra còn 1 số cấu trúc rời rạc khác thường gặp trong bài thi: It’s time ; would rather..